Trang

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Đả đảo...

Câu chuyện kỳ lạ người đàn ông mang tên Hùng

Văn Công Hùng

Tôi sẽ cố gắng dùng giọng báo, lối kể báo để kể câu chuyện này một cách tóm tắt, cương quyết không cho cảm xúc chen vào, bởi bản thân câu chuyện này, một cách trần trụi nhất, cũng cho chúng ta hiểu thêm nhiều về những vùng lõm mà chúng ta, có thể vô tình hay cố ý, không hiểu hoặc chưa hiểu...

Năm 1964, cháng thanh niên Nguyễn Quang Hùng, quê Nam Định, nhập ngũ. Lúc xảy ra câu chuyện này anh là tiểu đội trưởng trinh sát. Ấy là năm 1966 đang cùng tiểu đội trinh sát một cứ điểm ở huyện Phù Cát, Bình Định thì lọt vào ổ phục kích. Anh bị thương ở tay.

Sau mấy ngày lẩn trốn với cánh tay sưng vù thì anh bị bắt khi hoàn toàn không còn sức kháng cự. Khi bị bắt anh nói ngay anh là bộ đội Miền Bắc bởi cái giọng Bắc không lẫn vào đâu được. Đơn vị lính Mỹ bắt được anh dùng trực thăng đưa anh lên bệnh viện An Khê cữu chữa. Tại đây anh được một bác sĩ quân y Mỹ tên là Sam Axelrad trực tiếp cứu chữa và cưu mang. Cứu chữa là cưa tay của ông và phục hồi sức khỏe của ông. Cưu mang là giữ ông ở lại doanh trại đến hơn 2 tháng trời cho đến khi chỉ huy biết, kêu Sam ra hỏi: tôi nghe nói anh đang chứa chấp đối phương trong doanh trại. Vâng, đúng thế, thưa ông. Vậy anh có 24 tiếng để xử lý việc này. Trong vòng 24 tiếng, Sam đã dùng trực thăng chở anh Nguyễn Quang Hùng xuống Quy Nhơn, gửi ở một bệnh viện tư- thay vì nộp cho chính quyền-, và ông Hùng, với 1 cánh tay còn lại, trở thành một nhân viên y tế bất đắc dĩ, chỉ có cơm ăn không có lương. Năm 1969, ông quay lại An Khê, nơi mình đã được chữa lành vết thương, sống ở đấy và có vợ sinh con cho đến nay. Nên nhớ, năm 1969, An Khê vẫn của chính quyền Sài Gòn quản lý, và ông Hùng là chiến sĩ quân giải phóng Bắc Việt.

Ngày hôm kia thì một sự kiện nữa xảy ra, ấy là cái ông bác sĩ Sam ấy, một hôm ngồi lục cái thùng "ký ức chiến tranh" tổ bố của mình thì thấy... ảnh ông Hùng và cánh tay ông Hùng, tất nhiên là chỉ còn xương được ông bảo quản rất cẩn thận. Một ý nghĩ thôi thúc là phải trả lại cánh tay này cho người lính đối phương năm xưa. Và thế là ông nhờ một tờ báo VN làm cầu nối, và phép thần đã xảy ra- tìm được manh mối ông Hùng.

Sam bỏ tiền túi cùng 2 con và 2 cháu sang An Khê tìm ông Hùng, và cuộc trùng phùng ấy đã diễn ra trong sự ngạc nhiên và thích thú của rất nhiều người. Họ gặp nhau như 2 người bạn, như những tri kỉ, những ân nhân mang nợ nhau. Và vì thế mà nó đẫm chất nhân văn, thứ nhân văn của những người đã vượt qua cái chết, đã hiểu thế nào là sự đau đớn, là ngưỡng của sự sống, của những người ngộ ra nhiều điều...

Té ra chiến tranh, trong từng góc khuất của nó, có vô vàn những câu chuyện kỳ lạ, sự kỳ lạ mà chính người trong cuộc khi chứng kiến nó mà vẫn tưởng như mơ. Những người lính thứ thiệt, tận cùng họ, là sự lạc quan và nhân bản vô kể. Là tôi nói cả ông Sam và ông Hùng...

Vội quá, gõ tạm thế đã. X
in mấy tấm ảnh của nhà báo Trần Hiếu và Thái Bá Dũng nhé.

Ảnh này và ảnh dưới do ông Sam cung cấp, chú ý gương mặt và dáng đứng của cả 2 người, đặc biệt là ông Hùng, một tù binh Bắc Việt đang ở trong doanh trại đối phương. Sau này gia đình ông đã lập bàn thờ ông...


 Mình chọn  tiêu đề mới cho bài này vì quá ấn tượng trước một comment bên nhà bác VCH, chép lại nguyên văn :Nặc danh nói...
đả đảo bọn đế quốc mỹ sài lang hung ác, đã giam cầm khúc xương của chiến sỹ giải phóng việt nam suốt hơn 40 năm ròng

14 nhận xét:

  1. Nếu ngày ấy, sau khi được cứu chữa,ông Hùng tìm cách trở về đơn vị thì điều gì xảy ra nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì mình sẽ không có dịp hô đả đảo chú Sam (tất nhiên ko phải là chú Sam đốc-tờ). Dẫy thâu!!!

      Xóa
    2. Dẫy thâu là thế nầu? Đồng chí HNN bảo coi lại thèng nào ở đất Phú mà hổng muốn yên cho lên Lắc con cu ở đi.

      Xóa
    3. Lão lo phần lão đi, ngứa miệng ngứa tay là nẫu cho dìa quãy. Chừng đó liệu có còn kon ku mà Lắc?

      Xóa
    4. Bét dìa quê hương lột da xát muối khế là bỏ mịa. hu hu

      Xóa
  2. Mất lập trường tư tưởng. Địch ta không rõ ràng. Đả đảo. đả đảo... ha ha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hình như đây là lần đầu tiên truyền thông xứ Vịt không khai thác sự trở lại của những cựu binh Mỹ trong tâm thế của những kẻ sám hối. Mà cũng đúng vì bản thân ông Sam là một bác sỹ quân y. Cũng chính từ chi tiết này nên em cứ thấy lấn cấn khi bác VCH viết "họ gặp nhau như những ân nhân mang nợ nhau". Liên tưởng đến hồi ký của anh lúc ở chiến trường K, đến cách phải xử lý khi quân địch trọng thương...mới thấy cái khắc nghiệt của những người phải tham gia cuộc chiến. Nhưng quan trọng nhất, như bác VCH đã viết" Té ra chiến tranh, trong từng góc khuất của nó, có vô vàn những câu chuyện kỳ lạ, sự kỳ lạ mà chính người trong cuộc khi chứng kiến nó mà vẫn tưởng như mơ. Những người lính thứ thiệt, tận cùng họ, là sự lạc quan và nhân bản vô kể."

      Xóa
    2. Anh nghĩ ở Miền Trung từng để lại dấu ấn về tội ác lính Mỹ và Đại Hàn nhưng cái gốc vấn đề là họ không hiểu người Việt gắn bó trong quan hệ họ hàng, giai đình khi du kích VC trà trộn trong dân, đeo bấm đối phương dai dẳng, gây tổn thất nên họ bị ức chế tâm lý gây nên tội ác với dân.
      Quân Việt Nam sang CPC không có những vụ tàn sát lớn mặc dù đôi khi phải đối mặt với dân và địch là một. Anh tự hào là không bao giờ dựa vào quyền hạn và cây súng để làm điều phải hối hận, lương tâm cắn rứt.

      Xóa
    3. Ở Hòa Hiệp- quê Dũng, còn rất nhiều gia đình mỗi khi TV có phim Hàn là họ chuyển kênh. Họ không thể rũ bỏ những ám ảnh của quá khứ mặc dù bản thân họ và cộng đồng đã được thụ hưởng những tiện ích của những công trình (1 bệnh viện+ 1 công viên) mà chính phủ Hàn Quốc đã bỏ tiền xây dựng ở đó như một lời tạ lỗi. Bắn giết nhau- dù đứng bất kỳ ở góc nhìn nào cũng là hành động ngu xuẩn nhất của loài người nhưng lịch sử cũng cho thấy đó là điều không thể tránh khỏi. Chấp nhận nó như một định mệnh, nhưng may mắn thay còn đó những câu chuyện đẫm chất nhân văn để loài động vật đi bằng 2 chân được gọi là Người !
      Không nhiều những người khi cầm súng mà không phải hối hận- Anh quả là người may mắn, nói vậy anh có đồng ý không ?

      Xóa
  3. Thích đến say mê sự biểu cảm trên gương mặt, trong nụ cười của hai con người ấy...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lời chia sẻ với nỗi mất mát quá lớn của Cô nhỏ nếu có cũng chỉ là lời khách sáo nên mình im lăng. Mong bạn hiểu giúp !!!

      Xóa
    2. Chiến tranh đã đi qua cũng bao mất mát, đau thương, đánh đổi quá nhiều cho hòa bình, mà hòa bình dường như cũng chưa thể nào bù đắp lại được những mất mát ấy. Cô nhỏ chỉ nhặt nhạnh cái được, cái đẹp nên thật lòng nói vậy, sao bạn Khai cho là lời khách sáo? Đây chẳng phải là cái được quá đẹp đấy sao?:
      "Họ gặp nhau như 2 người bạn, như những tri kỉ, những ân nhân mang nợ nhau. Và vì thế mà nó đẫm chất nhân văn, thứ nhân văn của những người đã vượt qua cái chết, đã hiểu thế nào là sự đau đớn, là ngưỡng của sự sống, của những người ngộ ra nhiều điều..."

      Xóa
  4. Có chút hiểu lầm ở đây.Điều mình muốn nói là để biện minh cho sự im lặng kỳ quặc khi không có được lời chia buồn nào với Cô nhỏ trước nỗi đau mất đi người thân. Rất mong bạn lượng thứ !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hix. Bạn Khai đúng là kỳ quặc khi đặt câu nói đó trong lời còm của Cô nhỏ ở đây. Mà dù sao thì bạn cũng đã lên tiếng rồi, có im lặng đâu :D
      Cô nhỏ cũng im lặng để thay lời cảm ơn cho sự chia sẻ im lặng của bạn Khai ạ.

      Xóa

Tìm kiếm Blog này